Lịch sử Chất độc ngạt thở

Tháng 4 năm 1915, Đức sử dụng chlor làm chất độc ngạt thở đánh đòn quyết định vào quân Anh - Pháp ở Mặt trận phía Tây (tại Ypern, thành phố ở phía bắc nước Bỉ). Với 5.000 thùng khí clo hóa lỏng được bố trí trên một trận tuyến dài 6 km (mỗi bình cách nhau 1 m).[1]

Ngày 22 tháng 4 năm 1915, quân Đức đồng loạt mở van các bình khí độc, làm 15 nghìn binh sĩ quân Đồng minh mất sức chiến đấu, trong đó có 5 nghìn binh sĩ chết tại chỗ.[1]

Ngày 31 tháng 5 năm 1915, ở Mặt trận phía Đông quân Đức lại tập kích hóa học vào quân Nga với lượng khí độc gấp 2 lần thứ nhất (360 tấn) làm cho 1.000 binh sĩ Nga chết và 9.000 bị thương.[1]

Tháng 12 năm 1915, quân Đức sử dụng một số chất độc có độc tính cao hơn như phosgene và chloropicrin.[1]

Ngày nay, khí độc clo bị loại ra khỏi nhóm chất độc ngạt thở do có tính độc thấp, chloropicrin còn dùng để kiểm tra chất lượng khí tài phòng hóa và dùng để huấn luyện phòng, chống vũ khí hóa học.[1]